Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

QUẢNG CÁO RADIO - ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

 Radio có thể không phải là điều đầu tiên đến trong tâm trí bạn khi bạn nghĩ đến các phương tiện để quảng cáo cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình.  Đặc biệt trong thời kỳ của mạng xã hội  và fan pages facebook,  thì radio có vẻ được xem là trường phái cũ.
Tuy nhiên, radio có thể  là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông của bạn.  Vì sao ư? Hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của radio.

Ưu điểm:

Bạn có thể nhắm quảng cáo của bạn đến thính giả đặc trưng, riêng biệt. các kênh radio khác nhau có những format khác nhau từ tin tức/talk, đến âm nhạc. Quyết định xem ai là đối tượng mà bạn đang muốn nhắm đến (học sinh, gia đình nhỏ, nam giới ở thành thị, hay các bà mẹ ở ngoại ô),  và sau đó chọn kênh radio phù hợp.
Một spot quảng cáo 30 s trên radio thường rẻ hơn 1 spot quảng cáo 30s trên truyền hình và dễ sản xuất hơn
Quảng cáo radio có thể được sản xuất rất nhanh chứ không như quảng cáo trên truyền hình. Và không giống như quảng cáo in ấn trên tạp chí, bạn không cần mất thời gian để chờ đợi số tiếp theo phát sóng.

Nhược điểm

Trong khi người đọc có thể cắt mẩu quảng cáo của bạn và giữ lại nếu họ thấy cần thiết thì 1 spot quảng cáo radio lại có vẻ  gì đó hơi phù du, vì chỉ nghe được 1 phút hoặc ít hơn.
Buổi sáng và buổi tối là khung giờ key  mà rất nhiều doanh nghiệp muốn quảng cáo của họ chạy và có rất nhiều spots  quảng cáo cứ nối nhau chạy. Điều này có thể  sẽ dấn đến việc tăng giá khi lựa chọn khung thời gian này.
Radio có thể tạo nên tiếng vang. Vì vậy, bạn sẽ cần chạy quảng cáo của bạn nhiều hơn trong một khoảng thời gian để tạo ấn tượng.

Điểm mấu chốt

Nếu bạn quyết định chọn quảng cáo trên radio, dưới đây là một vài điều có thể giúp quảng cáo của bạn hiệu quả hơn:
Quảng cáo radio kết nối người nghe bằng một câu chuyện nhỏ từ 30-60s , để cho sản phẩm, dịch vụ của bạn được rao ngay ở hàng đầu, bao phủ tất cả những điểm quan trọng theo cách có hiệu quả, vui vẻ và kết thúc với lời kêu gọi hành động như là số điện thoại. Nếu tự bạn viết quảng cáo, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng ngôn ngữ thông dụng và viết theo cách bạn nói. Nhịp độ thích hợp cũng rất quan trọng; cố gắng nhồi thật nhiều vào quảng cáo sẽ chỉ làm cho bạn thấy như đang bị xô đẩy. Hãy thêm vào những quãng nghỉ thích hợp, chỉ như là bạn đang trực tiếp nói chuyện, tâm tình với khách hàng.

Hãy nhớ rằng, người nghe quảng cáo của bạn có thể có đang làm những việc khác nhau ở cùng một thời điểm, như đang lái xe hoặc làm vườn. Với lý do này, hãy lặp lại những từ quan trọng như là tên công ty, tên sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán. Hãy để cho biết số điện thoại liên lạc khi cần hành động (có bút hoặc bút chì?) và sau đó nhặc lại số điện thoại hoặc website ít nhất 3 lần. Âm nhạc trong quảng cáo cũng cần phù hợp với kênh mà quảng cáo sẽ được phát sóng. Ví dụ: nếu bạn muốn mua thời gian quảng cáo trên kênh về nhạc rock, bạn sẽ không sử dụng nhạc country trong quảng cáo của mình. Điều đó cũng tương tự như việc lựa chọn kênh hoặc chương trình thích hợp và chắc chắn rằng những kênh và chương trình đó hướng tới khách hàng mục tiêu của bạn.         

                                                                   Lưu  Hòa /theo allbusiness.com        



                                              




Đài phát thanh Thụy Điển (SR) đã phục hưng lại kênh truyền thông tưởng chừng đã rơi vào quên lãng!

Đài phát thanh Thụy Điển, hay còn gọi là Sveriges Radio (SR) là một trong những cơ quan có ảnh hưởng lớn nhất ở Thụy Điển, có số lượng người nghe lớn nhất ở đất nước Bắc Âu này, hơn cả đài truyền hình Thụy Điển (SVT) và vượt xa số lượng độc giả của các tờ báo lá cải lớn nhất nước.
Phòng tin quốc tế của đài phát thanh Thụy Điển
“Có điều gì đó đang diễn ra, kể từ năm 2014 này”, ông Jan Petersson, Giám đốc phân tích và truyền thông của SR nói trong buổi tiếp đoàn nhà báo quốc tế thăm Thụy Điển cuối tháng 8/2014.
Xu hướng mới, thách thức mới
Điều mà ông Petersson nói đang diễn ra đó chính là sức ép của cạnh tranh và thách thức đối với SR trước những xu hướng mới của thời đại, cũng như của công nghệ mới thay đổi hàng ngày hàng giờ trên thế giới.
Ông Jan Petersson, Giám đốc phân tích và truyền thông Đài phát thành Thụy Điển (SR)
“Những năm gần đây, mỗi năm đài chúng tôi mất khoảng 2% số lượng người nghe với các kênh phát thanh truyền thống. Bù lại, số lượng người nghe SR trên các kênh trực tuyến (online) lại đang có mức gia tăng khá mạnh”, ông Petesson cho biết.
Xu hướng người nghe đài trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) đang tăng trưởng một cách rõ rệt, và đó là một xu hướng rõ ràng, khó có thể đảo ngược.
Vẫn theo ông Petersson, số lượng người nghe đài trên các kênh online hiện đạt con số khoảng 1,4 triệu người nghe/tuần trong tổng số 5 triệu thính giả/ngày của toàn bộ đài SR.
Trong xu hướng mới của thời đại và công nghệ, điều quan trọng nhất đối với các nhà lãnh đạo SR là có cách nghĩ mới, phù hợp với thế giới hiện đại. “Truyền thanh [theo kiểu truyền thống] có tầm quan trọng lớn trong quá khứ. Nhưng giờ thì chúng ta đã có những thế hệ thính giả khác nhau, do vậy cách nghĩ của người làm truyền thông cũng phải khác đi”, ông nói.
Đài SR đã nghĩ tới kênh Mobile Channel (kênh phát thanh di động), và chúng tôi sẽ bàn cụ thể trong tháng 9 này, ông Petesson cho biết.
Một trong những phòng thu chính của đài SR, nơi có các chương trình nóng trong ngày
Cách làm hiện tại của SR cũng đã khá phong phú, nhằm phù hợp với mọi loại hình nhu cầu nghe đài của thính giả. Đài có đủ các ứng dụng (apps) cho người sử dụng để dễ dàng tải và sử dụng trên internet. Bên cạnh đó còn có các chương trình trực tiếp, cũng như theo yêu cầu của thính giả (Live and On Demande).
Về mặt sản xuất, mỗi chương trình khi được sản xuất đều phải được thực hiện theo cách 360o, có nghĩa là vừa có phiên bản phát thanh truyền thống, vừa có phiên bản mạng xã hội (social media) thông qua Twitter và Facebook, vừa có phiên bản web và cần thì làm cả sự kiện (events) để giới thiệu.
Quan trọng nhất để đạt được thành công như ngày hôm nay của đài SR, theo ông Petersson, vẫn là nội dung của các chương trình phát thanh. “Nội dung là vua (the content is King) và không có gì thay thế được nội dung”.
Bên cạnh đó, phương thức truyền thanh kỹ thuật số DAB+ cũng đang được lãnh đạo đài SR nghiên cứu ứng dụng và theo ông Petersson, DAB+ có thể là lối thoát cho các đài truyền thanh, thu hút và cân bằng lại số lượng người nghe đài bởi tính chất ưu việt của loại hình truyền thanh thế hệ mới này.
Tiêu tiền một cách hiệu quả nhất
Điều thú vị ở đài SR, một đài phát thanh được nhà nước tài trợ, hoàn toàn không phải lo lắng về mặt doanh thu (không phải kinh doanh, không nhận quảng cáo), và gần như độc quyền (monopoly), lại đến từ việc tìm mọi cách để tiêu tiền “một cách hiệu quả nhất”. Đơn giản là điều này dựa trên khái niệm: “Tiền dành cho hoạt động của SR là của nhân dân đóng góp, vì vậy phải hoạt động tốt nhất cho nhân dân”.
Ông Petersson cho biết kinh phí do nhà nước tài trợ cho SR khá lớn,đạt con số 7,5 tỉ SEK vào năm 2014, tương đương với hơn 1 tỉ USD. Trong đó số phí mà mỗi gia đình phải trả để nghe đài mỗi năm là 2046 SEK, và có tới 90% gia đình Thụy Điển đóng khoản phí này.
Tiền phí nghe đài không do SR thu trực tiếp, mà phải qua một đơn vị thu phí trung gian có tên là RIKAB.
Trước câu hỏi “tiền tài trợ của nhà nước được đài chi tiêu thế nào để được minh bạch nhất?”, ông Petersson trả lời: “Chúng tôi phải sử dụng phương pháp quản lý hiện đại Banlanced Scorecard để đánh giá các hoạt động. Và trong mọi hoàn cảnh đều phải thực hiện balanced economy, tức là tiêu tiền một cách hiệu quả và minh bạch nhất”.
Một trưởng ban quốc tế của đài giới thiệu về công việc hàng ngày của mình
Toàn bộ hoạt động của đài hàng năm đều phải báo cáo về GRP, cục quản lý trực tiếp của đài về mặt nhà nước. Bên cạnh đó, Thụy Điển áp dụng chế độ giấy phép phát thanh cho đài SR cho mỗi 6 năm/lần.
Để có thể được cấp giấy phép mới, thường thì vào cuối mỗi kỳ hạn của giấy phép cũ đều có một cuộc thanh tra lớn mọi hoạt động của đài SR, trong đó có cả thanh tra về tài chính.
“Cuộc điều tra gần nhất được thực hiện bởi 10 chuyên gia khác nhau, kéo dài trong 1 năm liền”, ông Petersson cho biết.
Trong cuộc điều tra đó, các nhà điều tra đã để nghị hơn 150 cơ quan, chính thể khác nhau ở Thụy Điển có ý kiến về các hoạt động của đài SR, trong đó có nội dung và cả chi tiêu tài chính… Kết quả của cuộc điều tra sau đó được trình lên chính phủ để xem xét và đưa ra điều trần tại quốc hội.
Không những thế, trong một chừng mực nào đó, chúng tôi cũng phải cạnh tranh với đài truyền hình Thụy Điển (SVT) để có được ngân sách hoạt động ở mức tốt nhất, ông Petersson nhấn mạnh.
Tách bạch giữa chính trị và chuyên môn
Mục tiêu cuối cùng của SR là "trở thành một đài phát thanh thực sự vì dân"
Một vấn đề được nhiều nhà báo quốc tế quan tâm, và cũng được ông Petersson chú ý nhiều trong bài trình bày của mình là sự tách bạch giữa chính trị và chuyên môn trong các hoạt động của đài phát thanh Thụy Điển (SR).
“Chúng tôi luôn tìm mọi cách để có một ranh giới giữa đài SR và giới chính trị”, ông Petersson nói.
Hoạt động dưới hình thức của một công ty nhà nước, Đài SR nằm dưới sự sở hữu của một tổ chức nhà nước độc lập (independent foundation), và được tài trợ qua hình thức phí phát thanh (licensing fee), ấn định bởi Quốc hội Thụy Điển (Swedish Riksdag).
Tổ chức độc lập (Foundation) này đứng đầu là một người do Quốc hội Thụy Điển bổ nhiệm, có nhiệm vụ về phần mình bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng (Board) lãnh đạo các đài phát thanh và truyền hình Thụy Điển. Các hội đồng này lại bổ nhiệm ra các tổng giám đốc đài, những người có chuyên môn thực sự.
“Như vậy, luôn có các ranh giới giữa hội đồng của tổ chức mẹ (Foundation), tức là những người làm chính trị với hội đồng lãnh đạo của các đài (Boards of radio and television), những người có chuyên môn báo chí và truyền thông rất giỏi”, ông Petersson nhấn mạnh.
Thời hạn cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm là 6 năm. Hình thức quản lý các đài là thông qua giấy phép phát thanh và truyền hình, và các đài phải có trách nhiệm báo cáo, giải trình với các cơ quan quản lý hàng năm và bị thanh tra vào cuối mỗi nhiệm kỳ (như trên đã nói).
“Mục tiêu cuối cùng của đài phát thanh là chúng tôi luôn phấn đấu trở thành một đài phát thanh thực sự vì dân. Điều này chỉ thực hiện được khi chúng tôi luôn đổi mới cho phù hợp với xu hướng của thời đại, với nhu cầu của thính giả và hoạt động hiệu quả, minh bạch”, ông Petersson kết luận.
                                                                                                                                 Theo bizlive

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

TẠI SAO LẠI QUẢNG CÁO?

Rất nhiều nhà sản xuất bí mật thắc mắc liệu quảng cáo có thực sự bán được sản phẩm của họ?, nhưng lại mơ hồ sợ rằng đối thủ của họ có thể giành mất lợi thế của mình nếu dừng lại. Một số  người, đặc biệt là tại Anh - quảng cáo " để giữ cho tên tuổi được công chúng biết đến". Một số khác  làm vậy vì nó giúp họ phân bổ thị trường. Chỉ một phần nhỏ giám đốc phân phối tiến hành quảng cáo vì  họ thấy rằng quảng cáo " Gia tăng lợi nhuận của họ".

Có 1 ví dụ hết sức thú vị như sau:

Trên một chuyến xe lửa đến California, một người bạn đã hỏi Wrigley tại sao với thị phần lớn nhất thị trường, ông vẫn tiếp tục quảng cáo kẹo cao su của mình. Wrigley đã hỏi" Anh nghĩ chiếc xe lửa này đang chạy nhanh như thế nào? " . "Tôi nghĩ : khoảng 90 dặm 1 giờ", ông ta đã trả lời như vậy. Wrigley nói tiếp; " Uhm, anh có nghĩ là chúng ta nên tháo bỏ động cơ?"

Còn Bev Murphy, người sáng tạo ra kỹ thuật đo lường lượng mua của người tiêu dùng của Nielsen và sau đó trở thành chủ tịch của cty súp Campbell, phát biểu như sau: " Doanh số bán hàng là hàm số của giá trị sản phẩm và quảng cáo"

Còn David Ogilvy - cha đẻ của Quảng cáo hiện đại đã viết :" Tôi đã coi quảng cáo như một phần của sản phẩm, coi nó như một chi phí sản xuất, chứ không phải chi phí bán hàng. Điều đó có nghĩa là không nên cắt giảm chi phí quảng cáo trong những khoảng thời gian khó khăn, cũng như không nên hạn chế bất cứ nguyên liệu cần thiết nào khác trong sản phẩm của mình."

Keynes- Nhà kinh tế học có thể đã khuyên các nhà sản xuất không quảng cáo trong thời kỳ
lạm phát, thay vào đó là để dành tiền cho quảng cáo trong thời kỳ suy thoái.

Việc quyết định quảng cáo hay không? và trong thời điểm nào? khi nào ? còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của mỗi nhà sản xuất. Cho nên, những vấn đề liên quan đến quảng cáo còn chứa rất nhiều điều thú vị.

                                                        (Trích "Quảng cáo theo phong cách OGILVY")