Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Quảng cáo radio: Sóng dài, sóng ngắn

Mặc dù bị ảnh hưởng từ truyền hình, báo chí và phương thức quảng cáo trực tuyến nhưng không vì thế mà quảng cáo radio hết đất sống.


Quảng cáo radio: Sóng dài, sóng ngắn
Ai nghe radio?
Theo khảo sát của Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) trên 4.000 người ở TP.HCM, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL thì đối tượng thính giả tập trung vào giới trẻ từ 15 - 30 tuổi, chiếm đến 56,6% tổng số thính giả với các chương trình mà giới trẻ yêu thích như tin tức thời sự, thông tin thương mại, giải trí...
Ngoài ra, các chương trình có nội dung về giáo dục kỹ năng sống, thông tin việc làm... cũng được chọn nghe nhiều. Bên cạnh giới trẻ, các tầng lớp người lao động, trung niên, cán bộ hưu trí, công chức... cũng chọn radio là phương tiện giải trí và cập nhật thông tin hiệu quả. Về thu nhập, đến 72,3% có thu nhập dưới 7 triệu đồng/tháng.
Như vậy, nếu tính theo thu nhập thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận với đối tượng mục tiêu có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, những người giàu cũng thường xuyên nghe radio trong những giờ tập thể dục, trong những lúc di chuyển.
Đó là lý do khiến các thương hiệu lớn trong ngành hàng FMCG, tài chính, ngân hàng, công nghệ như Unilever, ANZ, IBM... vẫn thường xuyên sử dụng radio như kênh truyền thông chiến lược.
Hỗ trợ đắc lực cho radio là phương tiện vận chuyển công cộng và xe bốn bánh. Hầu hết các xe bốn bánh và xe buýt đều được trang radio. Những phương tiện này thường nghe đài để biết tình trạng kẹt xe và tuyến đường để tránh.
Ngoài ra, đây cũng là phương tiện giải trí hữu hiệu của các bác tài và những người có mặt trên xe với những chương trình như "Cứu tinh xa lộ”, DriveXone, Quà tặng âm nhạc... Theo khảo sát của VOH, có đến 32,4% thính giả thường nghe radio trên các phương tiện giao thông.
Một điều thú vị là có đến 36,1% người khảo sát cho biết nghe radio qua điện thoại di động, 34,6% nghe radio bằng cassette, 18,2% nghe radio cầm tay, 28,8% nghe radio trên ô tô và 16,4% nghe radio trên internet. Điều này cho thấy, chính những phương tiện công nghệ hiện đại này đã giúp cho radio phát triển và như vậy, quảng cáo trên radio cũng tăng theo.
Vẫn quảng cáo tốt?
Có một điểm điểm thuận lợi của quảng cáo trên radio so với quảng cáo trên truyền hình. Vì tivi có nhiều sự lựa chọn nên khi gặp quảng cáo, người xem có thể sẽ chuyển kênh. Nhưng với radio, do không có nhiều sự lựa chọn nên người nghe thường có tâm lý để yên hoặc là đi chỗ khác.
Nhưng, khi nghe các chương trình này thông qua điện thoại di động hoặc trên các phương tiện vận chuyển thì họ để yên. Đánh giá về mức độ phù hợp về thời gian quảng cáo hiện nay của VOH, có 7,4% thính giả đánh giá là "rất phù hợp", 35,9% cho là "phù hợp", 35,7% đánh giá ở mức "bình thường", 14,92% đánh giá là "chưa phù hợp", 5,1% lựa chọn phương án "khó trả lời".
Như vậy, có đến 40% thính giá đánh giá thời gian quảng cáo của đài là phù hợp, 35,7% đánh giá ở mức chấp nhận được và 15,8% cho là không phù hợp.
Nhận định về hạn chế của radio so với các phương tiện truyền thông khác, nhiều khán giả cho rằng: không có hình ảnh minh họa (73,04%). Tuy không có lợi thế về hình ảnh nhưng so với các phương tiện truyền thông khác nhưng radio lại có lợi thế về mặt tiện ích.
Chỉ cần một chiếc radio nhỏ cầm tay hoặc một chiếc điện thoại di động là mọi người có thể nghe đài ở bất cứ nơi đâu. Và mặc dù truyền hình đang giữ ưu thế nhất định nhưng phát thanh với những đặc điểm riêng của mình vẫn có một vai trò riêng đối với thính giả, đặc biệt đây là một trong các phương tiên truyền thông gần gũi với phần lớn bộ phận công nhân, nông dân, sinh viên, thanh niên...
Vì không có hình ảnh minh họa nên để quảng cáo ấn tượng và hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đầu tư thích đáng và kịch bản, âm thanh, giọng nói...
Dù sức hút từ các đài vẫn còn nhưng ông Trần Hoàng, Đại diện Hiệp hội quảng cáo quốc tế tại Việt Nam, khuyên rằng: trong xu thế mới hiện nay, chính các yếu tố khác biệt sẽ làm nên sự thành công trong phương thức marketing trên sóng phát thanh.
"Phải làm sao để giữ chân thính giả bằng nét độc đáo của mỗi chương trình, mỗi người dẫn, qua đó, thông điệp mà nhà tài trợ gửi gắm sẽ được chuyển tải một cách trọn vẹn nhất đến thính giả”.
>> Những quảng cáo tuyên truyền đủ sức thay đổi hành vi của bạn
Theo HỒNG NGA
Doanh nhân Sài Gòn

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

QUẢNG CÁO RADIO - ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM

 Radio có thể không phải là điều đầu tiên đến trong tâm trí bạn khi bạn nghĩ đến các phương tiện để quảng cáo cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình.  Đặc biệt trong thời kỳ của mạng xã hội  và fan pages facebook,  thì radio có vẻ được xem là trường phái cũ.
Tuy nhiên, radio có thể  là một phần quan trọng trong chiến lược truyền thông của bạn.  Vì sao ư? Hãy cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của radio.

Ưu điểm:

Bạn có thể nhắm quảng cáo của bạn đến thính giả đặc trưng, riêng biệt. các kênh radio khác nhau có những format khác nhau từ tin tức/talk, đến âm nhạc. Quyết định xem ai là đối tượng mà bạn đang muốn nhắm đến (học sinh, gia đình nhỏ, nam giới ở thành thị, hay các bà mẹ ở ngoại ô),  và sau đó chọn kênh radio phù hợp.
Một spot quảng cáo 30 s trên radio thường rẻ hơn 1 spot quảng cáo 30s trên truyền hình và dễ sản xuất hơn
Quảng cáo radio có thể được sản xuất rất nhanh chứ không như quảng cáo trên truyền hình. Và không giống như quảng cáo in ấn trên tạp chí, bạn không cần mất thời gian để chờ đợi số tiếp theo phát sóng.

Nhược điểm

Trong khi người đọc có thể cắt mẩu quảng cáo của bạn và giữ lại nếu họ thấy cần thiết thì 1 spot quảng cáo radio lại có vẻ  gì đó hơi phù du, vì chỉ nghe được 1 phút hoặc ít hơn.
Buổi sáng và buổi tối là khung giờ key  mà rất nhiều doanh nghiệp muốn quảng cáo của họ chạy và có rất nhiều spots  quảng cáo cứ nối nhau chạy. Điều này có thể  sẽ dấn đến việc tăng giá khi lựa chọn khung thời gian này.
Radio có thể tạo nên tiếng vang. Vì vậy, bạn sẽ cần chạy quảng cáo của bạn nhiều hơn trong một khoảng thời gian để tạo ấn tượng.

Điểm mấu chốt

Nếu bạn quyết định chọn quảng cáo trên radio, dưới đây là một vài điều có thể giúp quảng cáo của bạn hiệu quả hơn:
Quảng cáo radio kết nối người nghe bằng một câu chuyện nhỏ từ 30-60s , để cho sản phẩm, dịch vụ của bạn được rao ngay ở hàng đầu, bao phủ tất cả những điểm quan trọng theo cách có hiệu quả, vui vẻ và kết thúc với lời kêu gọi hành động như là số điện thoại. Nếu tự bạn viết quảng cáo, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng ngôn ngữ thông dụng và viết theo cách bạn nói. Nhịp độ thích hợp cũng rất quan trọng; cố gắng nhồi thật nhiều vào quảng cáo sẽ chỉ làm cho bạn thấy như đang bị xô đẩy. Hãy thêm vào những quãng nghỉ thích hợp, chỉ như là bạn đang trực tiếp nói chuyện, tâm tình với khách hàng.

Hãy nhớ rằng, người nghe quảng cáo của bạn có thể có đang làm những việc khác nhau ở cùng một thời điểm, như đang lái xe hoặc làm vườn. Với lý do này, hãy lặp lại những từ quan trọng như là tên công ty, tên sản phẩm, dịch vụ bạn đang bán. Hãy để cho biết số điện thoại liên lạc khi cần hành động (có bút hoặc bút chì?) và sau đó nhặc lại số điện thoại hoặc website ít nhất 3 lần. Âm nhạc trong quảng cáo cũng cần phù hợp với kênh mà quảng cáo sẽ được phát sóng. Ví dụ: nếu bạn muốn mua thời gian quảng cáo trên kênh về nhạc rock, bạn sẽ không sử dụng nhạc country trong quảng cáo của mình. Điều đó cũng tương tự như việc lựa chọn kênh hoặc chương trình thích hợp và chắc chắn rằng những kênh và chương trình đó hướng tới khách hàng mục tiêu của bạn.         

                                                                   Lưu  Hòa /theo allbusiness.com        



                                              




Đài phát thanh Thụy Điển (SR) đã phục hưng lại kênh truyền thông tưởng chừng đã rơi vào quên lãng!

Đài phát thanh Thụy Điển, hay còn gọi là Sveriges Radio (SR) là một trong những cơ quan có ảnh hưởng lớn nhất ở Thụy Điển, có số lượng người nghe lớn nhất ở đất nước Bắc Âu này, hơn cả đài truyền hình Thụy Điển (SVT) và vượt xa số lượng độc giả của các tờ báo lá cải lớn nhất nước.
Phòng tin quốc tế của đài phát thanh Thụy Điển
“Có điều gì đó đang diễn ra, kể từ năm 2014 này”, ông Jan Petersson, Giám đốc phân tích và truyền thông của SR nói trong buổi tiếp đoàn nhà báo quốc tế thăm Thụy Điển cuối tháng 8/2014.
Xu hướng mới, thách thức mới
Điều mà ông Petersson nói đang diễn ra đó chính là sức ép của cạnh tranh và thách thức đối với SR trước những xu hướng mới của thời đại, cũng như của công nghệ mới thay đổi hàng ngày hàng giờ trên thế giới.
Ông Jan Petersson, Giám đốc phân tích và truyền thông Đài phát thành Thụy Điển (SR)
“Những năm gần đây, mỗi năm đài chúng tôi mất khoảng 2% số lượng người nghe với các kênh phát thanh truyền thống. Bù lại, số lượng người nghe SR trên các kênh trực tuyến (online) lại đang có mức gia tăng khá mạnh”, ông Petesson cho biết.
Xu hướng người nghe đài trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) đang tăng trưởng một cách rõ rệt, và đó là một xu hướng rõ ràng, khó có thể đảo ngược.
Vẫn theo ông Petersson, số lượng người nghe đài trên các kênh online hiện đạt con số khoảng 1,4 triệu người nghe/tuần trong tổng số 5 triệu thính giả/ngày của toàn bộ đài SR.
Trong xu hướng mới của thời đại và công nghệ, điều quan trọng nhất đối với các nhà lãnh đạo SR là có cách nghĩ mới, phù hợp với thế giới hiện đại. “Truyền thanh [theo kiểu truyền thống] có tầm quan trọng lớn trong quá khứ. Nhưng giờ thì chúng ta đã có những thế hệ thính giả khác nhau, do vậy cách nghĩ của người làm truyền thông cũng phải khác đi”, ông nói.
Đài SR đã nghĩ tới kênh Mobile Channel (kênh phát thanh di động), và chúng tôi sẽ bàn cụ thể trong tháng 9 này, ông Petesson cho biết.
Một trong những phòng thu chính của đài SR, nơi có các chương trình nóng trong ngày
Cách làm hiện tại của SR cũng đã khá phong phú, nhằm phù hợp với mọi loại hình nhu cầu nghe đài của thính giả. Đài có đủ các ứng dụng (apps) cho người sử dụng để dễ dàng tải và sử dụng trên internet. Bên cạnh đó còn có các chương trình trực tiếp, cũng như theo yêu cầu của thính giả (Live and On Demande).
Về mặt sản xuất, mỗi chương trình khi được sản xuất đều phải được thực hiện theo cách 360o, có nghĩa là vừa có phiên bản phát thanh truyền thống, vừa có phiên bản mạng xã hội (social media) thông qua Twitter và Facebook, vừa có phiên bản web và cần thì làm cả sự kiện (events) để giới thiệu.
Quan trọng nhất để đạt được thành công như ngày hôm nay của đài SR, theo ông Petersson, vẫn là nội dung của các chương trình phát thanh. “Nội dung là vua (the content is King) và không có gì thay thế được nội dung”.
Bên cạnh đó, phương thức truyền thanh kỹ thuật số DAB+ cũng đang được lãnh đạo đài SR nghiên cứu ứng dụng và theo ông Petersson, DAB+ có thể là lối thoát cho các đài truyền thanh, thu hút và cân bằng lại số lượng người nghe đài bởi tính chất ưu việt của loại hình truyền thanh thế hệ mới này.
Tiêu tiền một cách hiệu quả nhất
Điều thú vị ở đài SR, một đài phát thanh được nhà nước tài trợ, hoàn toàn không phải lo lắng về mặt doanh thu (không phải kinh doanh, không nhận quảng cáo), và gần như độc quyền (monopoly), lại đến từ việc tìm mọi cách để tiêu tiền “một cách hiệu quả nhất”. Đơn giản là điều này dựa trên khái niệm: “Tiền dành cho hoạt động của SR là của nhân dân đóng góp, vì vậy phải hoạt động tốt nhất cho nhân dân”.
Ông Petersson cho biết kinh phí do nhà nước tài trợ cho SR khá lớn,đạt con số 7,5 tỉ SEK vào năm 2014, tương đương với hơn 1 tỉ USD. Trong đó số phí mà mỗi gia đình phải trả để nghe đài mỗi năm là 2046 SEK, và có tới 90% gia đình Thụy Điển đóng khoản phí này.
Tiền phí nghe đài không do SR thu trực tiếp, mà phải qua một đơn vị thu phí trung gian có tên là RIKAB.
Trước câu hỏi “tiền tài trợ của nhà nước được đài chi tiêu thế nào để được minh bạch nhất?”, ông Petersson trả lời: “Chúng tôi phải sử dụng phương pháp quản lý hiện đại Banlanced Scorecard để đánh giá các hoạt động. Và trong mọi hoàn cảnh đều phải thực hiện balanced economy, tức là tiêu tiền một cách hiệu quả và minh bạch nhất”.
Một trưởng ban quốc tế của đài giới thiệu về công việc hàng ngày của mình
Toàn bộ hoạt động của đài hàng năm đều phải báo cáo về GRP, cục quản lý trực tiếp của đài về mặt nhà nước. Bên cạnh đó, Thụy Điển áp dụng chế độ giấy phép phát thanh cho đài SR cho mỗi 6 năm/lần.
Để có thể được cấp giấy phép mới, thường thì vào cuối mỗi kỳ hạn của giấy phép cũ đều có một cuộc thanh tra lớn mọi hoạt động của đài SR, trong đó có cả thanh tra về tài chính.
“Cuộc điều tra gần nhất được thực hiện bởi 10 chuyên gia khác nhau, kéo dài trong 1 năm liền”, ông Petersson cho biết.
Trong cuộc điều tra đó, các nhà điều tra đã để nghị hơn 150 cơ quan, chính thể khác nhau ở Thụy Điển có ý kiến về các hoạt động của đài SR, trong đó có nội dung và cả chi tiêu tài chính… Kết quả của cuộc điều tra sau đó được trình lên chính phủ để xem xét và đưa ra điều trần tại quốc hội.
Không những thế, trong một chừng mực nào đó, chúng tôi cũng phải cạnh tranh với đài truyền hình Thụy Điển (SVT) để có được ngân sách hoạt động ở mức tốt nhất, ông Petersson nhấn mạnh.
Tách bạch giữa chính trị và chuyên môn
Mục tiêu cuối cùng của SR là "trở thành một đài phát thanh thực sự vì dân"
Một vấn đề được nhiều nhà báo quốc tế quan tâm, và cũng được ông Petersson chú ý nhiều trong bài trình bày của mình là sự tách bạch giữa chính trị và chuyên môn trong các hoạt động của đài phát thanh Thụy Điển (SR).
“Chúng tôi luôn tìm mọi cách để có một ranh giới giữa đài SR và giới chính trị”, ông Petersson nói.
Hoạt động dưới hình thức của một công ty nhà nước, Đài SR nằm dưới sự sở hữu của một tổ chức nhà nước độc lập (independent foundation), và được tài trợ qua hình thức phí phát thanh (licensing fee), ấn định bởi Quốc hội Thụy Điển (Swedish Riksdag).
Tổ chức độc lập (Foundation) này đứng đầu là một người do Quốc hội Thụy Điển bổ nhiệm, có nhiệm vụ về phần mình bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng (Board) lãnh đạo các đài phát thanh và truyền hình Thụy Điển. Các hội đồng này lại bổ nhiệm ra các tổng giám đốc đài, những người có chuyên môn thực sự.
“Như vậy, luôn có các ranh giới giữa hội đồng của tổ chức mẹ (Foundation), tức là những người làm chính trị với hội đồng lãnh đạo của các đài (Boards of radio and television), những người có chuyên môn báo chí và truyền thông rất giỏi”, ông Petersson nhấn mạnh.
Thời hạn cho mỗi nhiệm kỳ bổ nhiệm là 6 năm. Hình thức quản lý các đài là thông qua giấy phép phát thanh và truyền hình, và các đài phải có trách nhiệm báo cáo, giải trình với các cơ quan quản lý hàng năm và bị thanh tra vào cuối mỗi nhiệm kỳ (như trên đã nói).
“Mục tiêu cuối cùng của đài phát thanh là chúng tôi luôn phấn đấu trở thành một đài phát thanh thực sự vì dân. Điều này chỉ thực hiện được khi chúng tôi luôn đổi mới cho phù hợp với xu hướng của thời đại, với nhu cầu của thính giả và hoạt động hiệu quả, minh bạch”, ông Petersson kết luận.
                                                                                                                                 Theo bizlive

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

TẠI SAO LẠI QUẢNG CÁO?

Rất nhiều nhà sản xuất bí mật thắc mắc liệu quảng cáo có thực sự bán được sản phẩm của họ?, nhưng lại mơ hồ sợ rằng đối thủ của họ có thể giành mất lợi thế của mình nếu dừng lại. Một số  người, đặc biệt là tại Anh - quảng cáo " để giữ cho tên tuổi được công chúng biết đến". Một số khác  làm vậy vì nó giúp họ phân bổ thị trường. Chỉ một phần nhỏ giám đốc phân phối tiến hành quảng cáo vì  họ thấy rằng quảng cáo " Gia tăng lợi nhuận của họ".

Có 1 ví dụ hết sức thú vị như sau:

Trên một chuyến xe lửa đến California, một người bạn đã hỏi Wrigley tại sao với thị phần lớn nhất thị trường, ông vẫn tiếp tục quảng cáo kẹo cao su của mình. Wrigley đã hỏi" Anh nghĩ chiếc xe lửa này đang chạy nhanh như thế nào? " . "Tôi nghĩ : khoảng 90 dặm 1 giờ", ông ta đã trả lời như vậy. Wrigley nói tiếp; " Uhm, anh có nghĩ là chúng ta nên tháo bỏ động cơ?"

Còn Bev Murphy, người sáng tạo ra kỹ thuật đo lường lượng mua của người tiêu dùng của Nielsen và sau đó trở thành chủ tịch của cty súp Campbell, phát biểu như sau: " Doanh số bán hàng là hàm số của giá trị sản phẩm và quảng cáo"

Còn David Ogilvy - cha đẻ của Quảng cáo hiện đại đã viết :" Tôi đã coi quảng cáo như một phần của sản phẩm, coi nó như một chi phí sản xuất, chứ không phải chi phí bán hàng. Điều đó có nghĩa là không nên cắt giảm chi phí quảng cáo trong những khoảng thời gian khó khăn, cũng như không nên hạn chế bất cứ nguyên liệu cần thiết nào khác trong sản phẩm của mình."

Keynes- Nhà kinh tế học có thể đã khuyên các nhà sản xuất không quảng cáo trong thời kỳ
lạm phát, thay vào đó là để dành tiền cho quảng cáo trong thời kỳ suy thoái.

Việc quyết định quảng cáo hay không? và trong thời điểm nào? khi nào ? còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của mỗi nhà sản xuất. Cho nên, những vấn đề liên quan đến quảng cáo còn chứa rất nhiều điều thú vị.

                                                        (Trích "Quảng cáo theo phong cách OGILVY")
            

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Liên hệ để được tư vấn quảng cáo trên VOV Giao Thông

Lưu Thị Hoà
Phụ trách kinh doanh
Mobile: 0904 541 183
Email:  hoalt@ngoisaomoi.vn/hoaluuvov@gmail.com
************************************
CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ NGÔI SAO MỚI
Hà Nội: Tầng 2 - Tòa nhà 137 Nguyễn Ngọc Vũ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84 4) 6281 4121 Fax: (84 4) 6281 4176
HCM City: Tầng 2  - Tòa nhà HDTC 36 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (84 8) 3925 6963 - Fax: (84 8) 3925 6955

Website:   http://ngoisaomoi.vn

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Báo Giá Quảng Cáo VOV Giao Thông 2014



CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢI TRÍ NGÔI SAO MỚI
Ms Lưu Hòa: 0904 54 1183/ 0984 159 836
Email: hoalt@ngoisaomoi.vn/hoaluuvov@gmail.com
Tầng 2 – 137 Nguyễn Ngọc Vũ – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Tell: 04 6281 4121 - Fax: 04 6281 4176

                            BÁO GIÁ QUẢNG CÁO KÊNH VOV GIAO THÔNG 91 MHZ


Gói dịch vụ
Khung giờ
Thời gian phát sóng
Giá (đã bao gồm 10% VAT)
1 lượt/1ngày (VNĐ)




Quảng cáo
Spot có sẵn
Giờ cao điểm (30s)
06h30-09h15 (Thứ 2 đến CN)
4.500.000
10h30-12h00 (Thứ 2 đến CN)
Giờ cao điểm (45s)
06h30-09h15 (Thứ 2 đến CN)
6.750.000
10h30-12h00 (Thứ 2 đến CN)
16h15-19h00 (Thứ 2 đến CN)
06h30-09h15 (Thứ 2 đến CN)

9.000.000
10h30-12h00 (Thứ 2 đến CN)
16h15-19h00 (Thứ 2 đến CN)

Quảng cáo
MC đọc trực tiếp


Giờ cao điểm (30s)
06h30-09h15 (Thứ 2 đến CN)



10.000.000


10h30-12h00 (Thứ 2 đến CN)
16h15-19h00 (Thứ 2 đến CN)
Giờ cao điểm (60s)
06h30-09h15 (Thứ 2 đến CN)
10h30-12h00 (Thứ 2 đến CN)
16h15-19h00 (Thứ 2 đến CN)
Quảng cáo
Ngoài giờ cao điểm
Thời gian 60s
7.000.000
Thời gian 30s
3.500.000

Nghe tất cả các kênh VOV mọi lúc mọi nơi trên điện thoại di động



Giờ đây với sự phát triển của công nghệ, các bạn không cần đến chiếc đài cát - sét mà vẫn có thể nghe được radio bằng các cách khác nhau: Nghe trực tiếp trên mạng internet, trên Ô tô, và tiện ích nhất là trên điện thoại di động.
Với chiếc điên thoại di động bạn có thể thoải mái dò sóng các kênh phát thanh khác nhau của đài tiếng nói Việt Nam VOV, hoặc bạn cũng có thể truy cập internet bằng thiết bị thông minh này để nghe trực tiếp các kênh VOV như: VOV1, VOV2, VOV3, VOV Giao Thông và kênh phát thanh của của các tỉnh thành khác thông qua trang web: http://radiovietnam.vn
Mới đây nhất VOV đã kết hợp với Vinaphone triển khai dịch vụ : "Nghe VOV trên điện thoại di động". Nhưng hiện nay, dịch vụ này mới chỉ dành riêng cho các thuê bao Vinaphone và phải trả phí 7000đ/7 ngày



Đối tượng sử dụng dịch vụ
- Thuê bao VinaPhone đang hoạt động hai chiều.
- Thuê bao phải đăng kí dịch vụ Mobile Internet của VinaPhone
- Thuê bao sử dụng đầu máy cuối hỗ trợ GPRS/EDGE/3G và đang hoạt động trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE/3G.
Quyền lợi khách hàng
- Miễn phí data khi truy cập wapsite của dịch vụ.
- Miễn phí toàn bộ nội dung có trên dịch vụ. Khách hàng có thể nghe tất cả các chương trình radio có trên hệ thống.
- Miễn phí tải bất kỳ nội dung có trên wapsite/website dịch vụ.
Cách sử dụng
Khách hàng truy cập vào wapsite hoặc website dịch vụ theo địa chỉ : http://radiovietnam.vn để sử dụng dịch vụ

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

QUẢNG CÁO THEO KIỂU JOHN LEWIS: CHỜ ĐỢI VÀ BẬT KHÓC


Tại vương quốc Anh, mỗi năm lúc quảng cáo của chuỗi của hàng bách hóa lớn John Lewis xuất hiện được xem là mốc đánh dấu phi chính thức cho một mùa nghỉ lễ bắt đầu.

Nếu bạn không phải là người Anh, cụm từ “John Lewis Christmas ad” (Tạm dịch: Quảng cáo mùa Giáng sinh của John Lewis) sẽ không có ý nghĩa với bạn. 

Nhưng tại Vương quốc Anh, sự xuất hiện quảng cáo của chuỗi cửa hàng bách hóa lớn John Lewis xuất hiện được xem là mốc đánh dấu 'bất thành văn' cho một mùa nghỉ lễ bắt đầu. John Lewis thường mang đến những thước phim quảng cáo hơi hướng cổ tích, để lại nhiều cảm xúc đối với người xem.

Mới đây, John Lewis vừa ra mắt quảng cáo cho mùa giáng sinh 2013 dưới dạng một ca khúc phim hoạt hình.

Có vẻ hơi ngốc nghếch nhưng với người Anh, không ít người sẽ lặng lẽ khóc khi xem thước phim quảng cáo về mùa Giáng sinh qua YouTube có thể tại bàn làm việc hay phòng khách gia đình trong một vài ngày tới.

John Lewis đã thuê hãng phim hoạt hình Disney tới 6 tháng để thực hiện quảng cáo này. Bộ phim là câu chuyện tình bạn không lời giữa một chú gấu và một chú thỏ trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, chờ Giáng sinh về.

Một cách làm đã trở thành style, trở thành quen thuộc đối với mọi người, khiến cho họ chờ đợi, mong ngóng. Chiến dịch đã đánh trúng vào xúc cảm của người dân trong những dịp, thời khắc quan trọng.


Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

QUẢNG CÁO ĐÀI PHÁT THANH VÀ QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH

QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH HAY QUẢNG CÁO ĐÀI PHÁT THANH ĐỀU CÓ NHỮNG ƯU, NHƯỢC ĐIỂM NHẤT ĐỊNH. NẾU BIẾT CÁCH KẾT HỢP 2 PHƯƠNG TIỆN NÀY THÌ CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO CỦA BẠN NHẤT ĐỊNH SẼ ĐẠT HIỆU QUẢ.

Con người nhận biết sự vật hiện tượng thông qua giác quan và sự liên tưởng. Một sản phẩm, dịch vụ muốn được người tiêu dùng biết đến thì nó cần phải được giới thiệu bằng các cách khác nhau đến họ, ví dụ: cho người tiêu dùng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm thấy.
Phát thanh và truyền hình là 2 phương tiện giúp cho nhiều tiêu dùng nghe thấy, nhìn thấy sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh nhất. Lựa chọn 1 trong 2 loại hình hay kết hợp cả 2 là tùy thuộc vào chiến lược của nhà sản xuất, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà sản xuất thường ưu tiên lựa chọn truyền hình vì những ưu thế vượt trội của nó như tác động đến người xem bằng cả giây thần kinh thị giác và thính giác, khiến người xem dễ nhận biết và lưu giữ thông tin về sản phẩm, dịch vụ tốt hơn. Song, giá cả để cho mỗi spot quảng cáo trên truyền hình vô cùng đắt đỏ, không những thế, không thể chỉ quảng cáo trên 1 lần mà khiến người xem có thể hình dung ra sản phẩm đó là gì mà cần phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Vì thế cần 1 lượng kinh phí lớn, thực tế là không đơn vị nào có thể duy trì quảng cáo của mình trên truyền hình trong suốt 365 ngày, mà  phân chia theo giai đoạn: giai đoạn cao trào (dội bom) và giai đoạn nhắc nhớ.
Kết hợp quảng cáo truyền hình và quảng cáo phát thanh theo các cách sau đây sẽ giúp chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả hơn:
- Một là: Sử dụng cả truyền hình và phát thanh trong giai đoạn cao trào, sau đó nhắc nhớ bằng phát thanh.
- Hai là: Sử dụng truyền hình trong giai đoạn cao trào và củng cố lại bằng phát thanh.

Phát huy ưu thế của đài phát thanh.

Hầu hết mọi ngườu xứ lý một thông điệp dễ dàng và nhớ được lâu hơn nếu họ có thể liên tưởng thông điệp đó với một hình ảnh hay một gương mặt. Hình ảnh đóng vai trò là một " điểm tựa" giúp người xem tập trung vào thông điệp và hình tượng đang được truyền tải. Sử dụng TV, internet, print-art để truyền tải hình ảnh đến người xem và sau đó tận dụng đài phát thanh dể củng cố thương hiệu và thông điệp đã được xác lập trước đó bằng hình ảnh. (Ví dụ: bạn có thể sử dụng các trích đoạn nhạc hay âm thanh từ mẩu quảng cáo trên TV).

Sáng tạo ra những mẫu quảng cáo trên đài phát thanh độc đáo hơn. Hãy chi nhiều tiền hơn để cho ra đời những mẫu quảng cáo sáng tạo, đột phá hơn, đủ sức gây chú ý nơi người nghe. Ví dụ: Giữa một rừng quảng cáo phát thanh na ná nhau, Nokia đã sử dụng 1 band nhạc đọc ráp rất trẻ, phong cách và ấn tượng. Hay everhome sử dụng một đoạn nhạc rất dễ thương trong đó thương hiệu "everhome" đươc nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Tận dụng tính tức thì của đài phát thanh. Quảng cáo được theo dõi nhiều hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn mỗi khi gần đến dịp mua sắm. Lên lịch phát sóng với chiến lược rõ ràng, nhằm tiếp cận đến lượng người dùng tối đa ngay trước thời điểm mua sắm.
Tận dụng sự linh hoạt và nhanh nhạy của đài phát thanh để kích thích sức tiêu thụ. Lấy ví dụ như nhãn hiệu Campbell's Soups tại Mỹ dành riêng một khoản kinh phí lớn hàng năm để chạy quảng cáo trên đài phát thanh, vào những ngày có bão. Vì người Mỹ có xu hướng nghĩ đến soup và ăn soup mỗi khi thời tiết xấu đi.

Thương hiệu phải được nhắc đến trong 8 giây đầu tiên và ít nhất 3 lần trong suốt mẩu quảng cáo. Phát hiện lý thú này là kết quả từ việc nghiên cứu các mẩu quảng cáo TVC 30s trên TV tại Mỹ. Với quảng cáo trên đài phát thanh điều này còn quan trọng hơn nữa.

                                                                                                                      Blg Hoà Lưu!
(Bài viết có tham khảo từ cuốn sách " Quảng cáo & tâm trí người tiêu dùng- bí quyết xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả" của Max Sutherland).


Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

PHẢN ỨNG CỦA THÍNH GIẢ SAU KHI NGHE QUẢNG CÁO TRÊN RADIO

THEO MỘT NGHIÊN CỨU ĐƯỢC THỰC HIỆN NĂM 2013 CỦA CÔNG TY NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG EDISON RESEARCH & ARBITRON 2013 VỀ HIỆU QUẢ SAU KHI QUẢNG CÁO TRÊN RADIO.


Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

100 bức ảnh và chiến dịch marketing vang dội của Oreo



Trong các bức ảnh, những chiếc bánh Oreo sẽ được dàn dựng như một phần của sự kiện nhằm “giúp góc trẻ thơ trong mỗi thực khách được sống dậy” hàng ngày.
image
3 trong số 100 bức ảnh quảng cáo "Daily Twist" của Oreo.
 
Năm 1912, khi Cực Nam được phát hiện, cũng là lần đầu tiên Oreo được bán tại Hoboken, New Jersey. Từ đó trở đi, Oreo là hãng bánh quy được ưa chuộng trên toàn thế giới và là thương hiệu bánh bán chạy nhất thế kỷ 21.
 
Một yếu tố tạo nên thành công rực rỡ của Oreo là những chiến dịch quảng cáo độc đáo. Khi nhắc đến những đợt marketing nổi bật, không thể bỏ qua 100 ngày “Daily Twist” (Tạm dịch: “Mỗi ngày một bất ngờ”) kỷ niệm sinh nhật 100 năm của Oreo vào 2012. 
 
Trong chiến dịch Daily Twist, chơi chữ khẩu hiệu “xoáy bánh (twist), liếm kem và nhúng sữa” của các fan Oreo, mỗi ngày sẽ có một ảnh quảng cáo độc đáo được đăng trên mạng xã hội của Oreo ăn theo những xu hướng gần nhất, từ tin tức, âm nhạc đến các sự kiện trên khắp thế giới. 
 
Trong các bức ảnh, những chiếc bánh Oreo sẽ được dàn dựng như một phần của sự kiện nhằm “giúp góc trẻ thơ trong mỗi thực khách được sống dậy” hàng ngày. 
 
Một trong những bức ảnh được đánh giá táo bạo là tấm hình đăng vào 25/6/2012, chiếc Oreo kẹp giữa các lớp kem cầu vồng, tượng trưng cho cờ của cộng đồng người đồng tính. Ngoài ra còn có Oreo Cá Mập, Oreo Tàu Sao Hỏa và cả Oreo Shin-shin – chào mừng sự ra đời của chú gấu trúc. 
 
 
3 trong số 100 bức ảnh quảng cáo "Daily Twist" của Oreo.
 
 
100 hình ảnh thú vị được đăng tải đều đặn hàng ngày cho tới ngày 2/10, được kết thúc bằng một chiến dịch quảng cáo trực tiếp tại Quảng trường Thời đại để nhìn lại thành quả của 100 ngày vừa qua.
 
Oreo huy động các mạng xã hội là chủ yếu để tham gia vào chiến dịch này, trong đó có Pinterest, Tumblr và Facebook. Những chủ điểm được chọn nhắm tới mục đích thôi thúc người xem phải bình luận và chia sẻ. 
 
Những chiếc bánh Oreo đơn giản nhưng được dàn dựng với ý tưởng độc đáo đã khiến khách hàng cảm thấy tò mò và hào hứng. Họ trở lại mạng xã hội của Oreo hàng ngày để xem ảnh mới, bình luận và chia sẻ với bạn bè. Mục "gợi ý" trên website của hãng còn cho phép người đọc gửi các gợi ý cho chủ đề ngày hôm sau, khiến các fan có cảm giác chính mình cũng là một phần của chiến dịch Daily Twist.
 
“Xu hướng mạng xã hội và chia sẻ trên điện thoại đang chiếm lĩnh thị trường marketing. Để bắt nhịp với tốc độ tăng trưởng của hãng, Daily Twist được ra đời”, Cindy Chen – Giám đốc marketing của Oreo tiết lộ.
 
3 trong số 100 bức ảnh quảng cáo "Daily Twist" của Oreo.

Công ty đã huy động một đội ngũ hùng hậu để vận hành chiến dịch này, bao gồm DraftFCB New York, 360i, Weber Shandwick và MediaVest.
 
Giám đốc sáng tạo của DraftFCB – bà Megan Sheehan đã kể lại lịch trình làm việc trong ngày của Daily Twist. Mỗi buổi sáng, nhóm họp ngắn và liệt kê ra “những gì đang hot, và những gì trong đó thì phù hợp với Oreo”. Sau đó, bản thiết kế sẽ được chuyển về cho đội chụp ảnh, đội chụp ảnh sẽ chụp những chiếc bánh ở đủ mọi tư thế, góc nhìn có thể có. 
 
Bà Chen cho biết nhiều trong số các bức ảnh vào những ngày lễ cố định đã được thiết kế từ trước đó, nhưng hầu hết những bức còn lại đều được quyết định tức thì theo dòng sự kiện, một vài tấm được hoàn thành chỉ trong 6 hay 7 tiếng đồng hồ, với cả nhóm, mỗi ngày là một cuộc đua.
 
Tờ New York Times khẳng định những nỗ lực của nhóm quảng cáo là phi thường, vì việc theo đuổi các sự kiện thường nhật là không hề đơn giản, nhưng họ đã làm được điều này.
 
Kết quả:
 
Toàn bộ ảnh quảng cáo được đăng lên trong 100 ngày được giới phê bình đánh giá rất cao. Theo số liệu của Cannes Lions, chiến dịch đã thu hút 433 triệu lượt xem trên Facebook, 280% số lượng chia sẻ, tạo ra 231 triệu bài viết trên truyền thông, 2.600 câu chuyện quảng cáo, đưa Oreo lên ngôi quán quân các thương hiệu có tầm ảnh hưởng tăng mạnh nhất 2012. 
 
Lượt share tăng tốc mạnh mẽ trong thời điểm diễn ra chiến dịch.
 
Công ty quảng cáo 360i đã dành cho Oreo những lời có cánh: “Sau 100 ngày, Oreo đã trở thành một phần sống động của nền văn hóa, mọi người nhìn nhận thương hiệu dưới con mắt hoàn toàn khác”. 
 
Chiến dịch đã thành công vang dội trên mọi mặt trận, rinh về 4 giải Cannes Lions, 3 giải Clio, 3 giải Effie, 1 giải Facebook Studio và một giải Webby. Một vài người trong ngành cho rằng đợt quảng cáo đã “đặt ra một tiêu chuẩn mới cho thời đại marketing kỹ thuật số”.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

5 bí quyêt để quảng cáo trên radio thành công!

Radio là một kênh quảng cáo với chi phí hợp lý có thế  tiếp cận đến lượng lớn thính giả. 5 điều sau đây sẽ giúp cho chiến dịch quảng cáo radio của bạn thành công hơn.

1.    Tần số xuất hiện của quảng cáo

Một chiến dịch quảng cáo phát thanh cần được xuất hiện nhiều lần trước khi nó bị chìm xuống. Bạn phải chạy chiến dịch của mình 1 lần/tuần trong ít nhất 1 tháng .

Tần suất liên quan tới bao nhiêu lần quảng cáo phát thanh của bạn  được nhắc đến trong một thời gian ngắn.  Một quảng cáo được phát nhiều lần trong ngày thì có nhiều cơ hội tiếp cận đến thính giả hơn quảng cáo mà chỉ xuất hiện ít lần trong 1 tuần.

2.    Thính giả mục tiêu

Bạn đừng tạo ra những quảng cáo giống nhau, bạn phải hiểu rõ thính giả mục tiêu của bạn. Quảng cáo cửa hàng phụ tùng phương tây trên kênh quốc gia có vẻ là quyết định thông minh. Nhưng đừng quảng cáo cho cửa hàng quần áo cho tuổi teen  trên cùng kênh ấy.
Bạn hãy làm một danh sách các kênh, trạm phát thanh khác nhau trong thị trường của bạn. Nghe mỗi một kênh một sẽ giúp bạn xác định và hiểu rõ phân khúc thính giả mục tiêu của bạn. Kiểu thính giả nào sẽ được bắt sóng là khách hàng tiềm năng cho sản phẩm và dịch vụ của bạn?

Các kênh phát thanh cũng sẽ offer cho bạn những chương trình mà bạn muốn biết nhiều hơn về thính giả của bạn trước khi bạn mua.  Bạn đương nhiên sẽ không muốn đặt quảng cáo cửa hàng sách kinh thánh của mình trong suốt một chương trình mang tính hài hước.

3.    Sản xuất clip audio của bạn.

Không giống như sản xuất tvc quảng cáo truyền hình, sản xuất một clip phát thanh thương mại đơn giản hơn rất nhiều. Bạn cần có một kịch bản và giọng diễn viên.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần ghép chúng lại với nhau. Nội dung quảng cáo của bạn  không dựa vào bất cứ dây thần kinh thị giác nào nhưng nó cần phải sống động và thu hút sự chú ý của người nghe ngay từ khi bắt đầu. Nội dung quảng cáo phải rõ rang, trong sáng, không xám xịt bằng cách cố tỏ ra dễ thương khi lên cao giọng.

Giọng diễn viên cũng dễ tìm bằng cách gọi lên đài phát thanh hoặc nhờ sự trợ giúp của 1 agency. Hầu hết các đài đều có danh sách giọng của các diễn viên trong vùng của bạn. Bạn gửi kịch bản và họ sẽ đọc chúng.

Hãy ghi nhớ, tần suất là chìa khoá khiến quảng cáo của bạn tạo dấu ấn và thu hút sự chú ý của người nghe ngay lập tức. Nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ phải mất một chút thời gian trước khi khách hàng hiện tại hiểu về công ty bạn. Thông tin truyền tải của bạn phải thật sống động, nổi trội và được nhắc đi nhắc lại thường xuyên.

4.    Giá cả

Hãy chộp lấy cơ hội khi giá quảng cảo radio thấp. Bởi giá quảng cáo luôn tăng nhưng tổng chi phí cho quảng cáo radio vẫn ở mức có thể chi trả được và rẻ hơn trên truyền hình.
Hãy sử dụng kỹ năng đàm phán để có một gói quảng cáo tốt. Bạn càng mua nhiều quảng cáo, bạn càng có khả năng có được giá tốt nhất.

5.    Tính toán thời gian chi tiêu hợp lý

Giá quảng cáo nói chung thường rẻ hơn trong Quý I và Quý III của năm. Vì vậy quảng cáo radio ở khung thời gian này thường dễ đàm phán và rẻ hơn cho bạn để thực hiện chiến dịch quảng cáo của mình.

Theo http://advertising.about.com/od/televisionandradio/a/radioads_2.htm

Liên hệ  0904 541 183 để được tư vấn và chiết khấu tốt khi quý khách hàng có nhu cầu Quảng cáo trên VOV, VOV Giao Thông và các kênh radio khác.