Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Sự năng động của giới trẻ và một kênh Radio đặc biệt trong Trường Đại Học

Radio hay câu chuyện gieo hạt giống tâm hồn | Yo! News

[YMCONLINE.VN] Thế kỷ 21 bùng nổ với hàng loạt các phương tiện “nghe nhìn” – “nghe nhìn” ở đây không có nghĩa chỉ là các kênh truyền hình kỹ thuật số, truyền hình HD hay 3D, “nghe nhìn” còn bao hàm cả một bộ phận không nhỏ những chương trình radio không ngừng phủ sóng với đội ngũ những phát thanh viên, qua các thế hệ, hăng say và tinh thần làm việc.
“Đây là Đài tiếng nói Việt Nam,…
… phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…
Câu nói đó có lẽ đã ghi vào tiềm thức của nhiều người Việt một thời cùng với những chờ trông đầy háo hức. Khi truyền hình chưa xuất hiện, radio, với các chương trình của Đài tiếng nói Việt Nam, trở thành món ăn tinh thần duy nhất trên đất nước còn nhiều thiếu thốn, khó khăn này. Có thể nói, thời điểm đó, radio là phương tiện chuyên chở thông tin duy nhất, gắn kết mọi con người, mọi trái tim cùng nhịp đập.
Nhưng đó là câu chuyện của những ngày đã xa… Bức chân dung của radio đã theo bức chân dung phát triển của truyền thông toàn thế giới, được vẽ lại bằng những gam màu khác. Sự bùng nổ của công nghệ số, bùng nổ của các chương trình truyền hình hấp dẫn, đầy màu sắc, đánh mạnh vào thị giác buộc radio phải chia sẻ thị phần và sự quan tâm từ khán giả. Thậm chí, đôi khi câu chuyện đã không còn là sự sẻ chia giữa hai lĩnh vực lớn của truyền thông mà trở thành sự lấn át và đe dọa khả năng tồn tại của phương tiện còn lại. Người ta buộc phải đặt câu hỏi lớn cho radio hiện đại: chỗ đứng là đâu khi truyền hình đang một mình có thể làm gần như tất cả? Cũng khó trách khi giữa một bên chỉ có thể “nghe”, một bên là sự tích hợp “nghe nhìn”, sự lựa chọn đôi khi như tất yếu!
shutterstock 2630328%20(1) Radio hay câu chuyện gieo hạt giống tâm hồn
Dừng lại hay bước tiếp?
Không phải không có những giả thuyết về sự ra đi của radio, bởi khả năng cạnh tranh với truyền hình gần như là không thể. Vậy vì lí do gì, bước vào thế kỉ 21 đã nhiều năm, các chương trình radio vẫn tiếp tục được thực hiện? Vì sao các kênh radio mới vẫn được mở ra, nội dung liên tục thay đổi? Vì sao radio không già cỗi mà thay vào đó lại thu hút một lượng lớn những người trẻ đang bước tiếp, say mê với con đường này, quyết tâm khai phá nó để tô lên bức tranh của phương tiện “nghe” truyền thống những đường nét mới lạ, đáng kinh ngạc hơn?
Câu trả lời có lẽ sẽ rõ ràng hơn nếu bạn vẫn là một thính giả trung thành của các chương trình radio. Cùng với sự chuyển mình của thời đại, radio đã có những bước tiến mới, trẻ trung hơn, cập nhật hơn, cũng gần gũi hơn với mọi người mọi nhà. Các chuyên mục của radio ngày một mở rộng, từ thông tin chính trị cho tới đời sống, từ văn học, nghệ thuật tới các câu chuyện hàng ngày,… cũng được xây dựng, giúp thính giả có thêm nhiều lựa chọn hơn.
Ngày nay, một xu hướng mới rất rõ ràng cho radio hiện đại, đó chính là radio online. Không cần chờ đến khung giờ phát sóng nhất định, những thính giả yêu thích radio có thể lên một website, hay một trang fanpage chuyên về các chương trình phát thanh để chọn cho mình một file phát thanh thích hợp. Những “địa chỉ online” nổi tiếng nhất trong cộng đồng thính giả có thể kể đến “Cầu thủy tinh” của ngoisao.net, hay chuyên mục Blog radio của blogviet.com,… Đối với các biên tập viên, phát thanh viên, radio online cũng mở ra cơ hội làm việc, tác nghiệp dễ dàng hơn, khi chỉ cần một phòng thu đơn giản, hoặc một máy tính và micro. Có thể nói, radio online đang mở rộng biên giới của phát thanh, xóa nhòa khoảng cách, giúp thính giả và phát thanh viên đến gần nhau hơn, trong một cuộc giao lưu và đối thoại chân thành, không che đậy.
…Và “Ngăn tủ tâm hồn” của FTUers
Nói tới đây, không thể không nhắc đến những tiếng nói đã trở thành quen thuộc với FTUers nhiều thế hệ, những phát thanh viên của Đài phát thanh VOF – CLB Truyền thông trường Đại học Ngoại thương mà người viết xin gọi họ là những người “cất giữ tâm hồn”. Những buổi chiều trên sân trường lộng gió, lắng nghe những thanh âm vút cao từ loa phát thanh có lẽ sẽ là những ký ức còn đọng mãi trong mỗi sinh viên Ngoại thương khi rời khỏi ngôi trường này. Có thể người ta sẽ nghe rồi thích, thích rồi lại lãng quên, nhưng “kênh radio đặc biệt” của FTU vẫn luôn ở đó, ngày ngày như những người gieo hạt giống tâm hồn, dành thời gian trò chuyện với các FTUers thông qua các mẩu tin tức nhỏ, một vài giai điệu, hay những câu chuyện chất chứa tâm tự. Đài phát thanh vẫn ở đó, theo chân các thế hệ lên cả những vùng đất xa lạ như Xuân Hòa, để gieo lên mảnh đất đó những hạt giống cuộc sống thú vị hơn, mới lạ hơn, bắt rễ vào từng trái tim FTUer trong những đêm nổi gió, hay những trưa im lặng mà đầy xôn xao. Dưới bàn tay nhào nặn không ngừng nghỉ của các phát thanh viên, các chuyên mục như Café Blog, FTU Air Blade, hay Music Shuffle,… đã cho thấy một “Voice of FTU” đúng nghĩa, cũng đầy tự hào: tràn sức sống, tràn sáng tạo, mà vẫn lắng đọng trong chiều sâu cảm nhận về con người, về cuộc sống.
383492 431921810201472 628688200 n Radio hay câu chuyện gieo hạt giống tâm hồn
Nhấp một ngụm cafe không hề đắng…
Với các thính giả trung thành của Đài phát thanh VOF, có lẽ Café Blog không còn là một chuyên mục quá xa lạ. Giọng nói quen thuộc của các phát thanh viên như Mai Thảo, Hạnh My,… từ lâu đã trở thành người bạn tâm sự, sẻ chia với nhiều bạn nghe đài qua các file đầy cảm xúc như “Ngày mình nghe cuộc đời chợt xa xôi”, “Anh có thích những đôi giày của em không”, hay “Rồi chuyện này cũng sẽ qua thôi”,… Mỗi số Café Blog ra đời lại như một món quà, một cốc café ngưng đọng để thính giả nhâm nhi suốt buổi tối – khi đã gác lại một ngày dài bon chen với cuộc sống ngoài kia.
Một vài người nói rằng họ không có thời gian lắng nghe những dòng tâm trạng, nhưng cứ thử một lần play một file bất kỳ của Café Blog, chắc chắn rằng bạn sẽ còn tìm đến thêm một lần, thêm một lần nữa. Từ chỗ xa lạ, sẽ dần tới chỗ quen thân, và một lúc nào đó “ly Café” ấy sẽ thành nơi ký gửi. Ký gửi… sự bình yên.
416984 442079455852374 487812667 n Radio hay câu chuyện gieo hạt giống tâm hồn
Dù biết thời gian trước mắt còn dài rộng, nhưng sống để cảm nhận, đừng nên để cuộc đời trôi qua kẽ tay. Nếu đêm nay, sau tất cả các công việc bộn bề và thấy mình mỏi mệt, hãy thử nhấp một ngụm Café Blog, và chọn một mã số yêu thích để cổ vũ cho sự cố gắng không ngừng nghỉ của các phát thanh viên. Bằng cách nào đó, những người làm radio của FTU sẽ có thêm nguồn động lực, tiếp tục công việc lặng thầm mà đầy say mê của mình: tiếp tục gieo thêm những hạt giống tâm hồn!

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

7 lý do bạn nên chọn radio là một kênh truyền thông


1. Radio định hướng mục tiêu một cách hiệu quả


1. Radio định hướng mục tiêu một cách hiệu quả
Radio hướng đến người  nghe một cách hiệu quả vì các đài phát sóng khác nhau thu hút thính giả khác nhau. Ví dụ người nghe VOV giao thông khác với người nghe Chương trình Làn sóng xanh. Điều này cho phép các nhà quảng cáo truyền tải thông điệp một cách có chọn lọc đến những nhóm mà họ quan tâm nhất. Ngoài ra radio phát sóng theo các khu vực/ vùng miền. Đặc điểm này cho phép thương hiệu của bạn hiện diện hiệu  quả nhất ở các khu vực thị trường chính.
2. Radio đến với người nghe tại thời điểm và nơi có tính gợi nhớ cao
Phần lớn người nghe radio thường nghe trong khi bận làm việc khác. Điều này có nghĩa là người quảng cáo có thể tiếp cận với người nghe tại những "thời điểm tiếp xúc", đó là khi họ đi học trên xe buýt, lướt web, trước lúc ra ngoài vào tối thứ Sáu, … Hiện này mọi người có thể nghe radio qua điện thoại di động, trên internet, … Do đó những thời điểm tiếp xúc này càng trở nên nhiều hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các quảng liên quan đến một hoạt động khác của người nghe  có 60% khả năng được nhớ lại.
3. Radio vượt qua phạm vi bị tránh quảng cáo
Nghiên cứu cho thấy rằng radio cùng với rạp chiếu phim là kênh có mức tránh quảng cảo thấp nhất. Người nghe hiếm khi chuyển kênh, và họ sẵn sàng nghe bất kỳ thông điệp nào có tính gợi nhớ, sáng tạp và kích thích sự tò mò… Đây là một cơ hội lớn cho các nhà quảng cáo muốn tiếp cận khách hàng mới hoặc nói cho khách hàng hiên có nghe những điều mà họ không biết.
4. Radio giúp tăng hiệu quả của các kênh truyền thông khác.
Khả năng radio gia tăng hiệu quả của các kênh truyền thông khác là một đặc trưng trong các nghiên cứu về truyền thông đa phương tiện. Nghiên cứu về Gia tăng nhận thức của Millward Brown cho thấy cách thức radio làm tăng hiệu quả của TV, và kết luận này sau đó đã được nhắc lại trong nghiên cứu của OAA và RAB về quảng cao radio và ngoài trời, và trong nghiên cứu của RAEL Hoa Kỳ về so sánh radio với truyền thông in ấn. Tác động này của radio ban đầu được hiểu là radio là một kênh truyền thông chỉ có âm thanh, do vậy nó kích thích một phần khác của não.
5. Radio tạo ra một cộng đồng lớn cùng nhận thức về thương hiệu
Như cách đã tạo ra thành công về âm nhạc, các đài radio cũng tạo nên cảm giác một thương hiệu có mặt ở khắp nơi. Đó là vì 2 lý do, một là do quảng cáo trên radio thường xuyên và hai là vì người nghe chủ định dùng nhiều thời gian để nghe (trung bình 14 giờ mỗi tuần). Một thương hiệu nổi tiếng trên radio có thể xây dựng một cộng đồng rất lớn nhận thức về nó.
6. Radio dễ thu hút phản hồi của người nghe, đặc biệt là ở môi trường trực tuyến
Radio luôn được coi là một là kênh truyền thông mạnh về "kêu gọi hành động", và điều này càng đúng hơn trong môi trường mà người tiêu dùng biết đến thương hiệu thông qua internet. Các nghiên cứu chung giưa IAB và RAB gần đây cho biết rằng tại bất cứ thời điểm nào, có 1/5 người dùng internet đang nghe radio, cho nên họ chỉ cần một cái nhấp chuột là có thể tương tác với một thương hiệu.
7. Radio là một người bạn
Người ta nghe radio vì những lý do cảm xúc, đó là để tinh thần phấn chấn, để tránh cho bản thân cảm giác buồn tẻ khi trong xe hoặc cô đơn khi làm việc vặt hàng ngày. Những lý do này khiến họ xem chiếc radio như một người bạn. Điều này rất có giá trị cho người đi quảng cáo. Thậm chí còn đáng giá hơn nếu các quảng cáo mở rộng thành các nội dung có mục đích xây dựng hình ảnh – tài trợ chương trình và xúc tiến bán hàng. Khi phát thanh viên của một kênh radio nói về "những người bạn của chúng ta tại công ty X" thì người nghe đang nghe thấy một người bạn của bạn. Điều này có tác động mạnh trong việc mang thương hiệu đến gần hơn với người nghe.
Nguồn: megamedia.vn

Lịch sử Radio & xu thế

(trích từ Bài giảng của ông Nguyễn Công Vinh - Phó trưởng ban FM Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh)


- Năm 1888 Heinrich Rudolf Hertz là người đưa ra thuyết Maxwell chứng minh rằng bức xạ radio có tất cả tính chất của sóng (sóng Hert). Và Hertz được xem là cha đẻ của radio.
- Chương trình Radio đầu tiên được gọi bằng thuật ngữ "Phát thanh" (broadcast) được truyền đi vào đêm giáng sinh 1906 bởi nhà phát minh Canada – Reginald Fessenden (1866-1932)
- Theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen về xu hướng nghe Radio của người dân Trung Quốc: Thượng Hải: 93% nghe Radio thường xuyên (>14h/tuần), Bắc Kinh (55%)
- Phát thanh tại một số nước châu Á và Đông Nam Á:  Malaysia, Indonesia, Thái Lan: ~ 1.000 đài Radio
- Mỹ có hơn 15.000 đài Radio, NY Radio có 28 Đài (17FM, 7 Rock, 4 talk Radio, 1 Sports…) bao gồm các thể loại:
        Radio truyền thống
        Radio số
        Radio vệ tinh
        Radio internet (Radio online)
- Radio phát triển là do:
+ Lý do truyền thống:
o Tiện ích, rẻ tiền, đơn giản
o Thông tin nhanh, hấp dẫn
o Tính ma lực của phát thanh
+ Lý do hiện đại:
o Xã hội càng phát triển, các phương tiện thường được kết nối radio: xe hơi, điện thọai di động, internet…
o Xã hội càng phát triển, con người càng có ít thời gian, nhu cầu thông tin đòi hỏi càng nhanh và tiện lợi về cách tiếp cận
o Con người trong xã hội phát triển thường xem truyền hình là phương tiện giải trí còn phát thanh là phương tiện truyền thông số 1.
Nguồn: megamedia.vn